Monday, July 13, 2015

Các loại từ tổng hợp khi học tiếng Trung giao tiếp

Trước khi bắt tay vào học tiếng Trung giao tiếp, các bạn cần phải học các loại từ cơ bản của tiếng Trung như danh từ, động từ, tính từ... nói chung là loại từ vựng như vậy khi sử dụng để giao tiếp sẽ dễ dàng hơn nhiều. Cụ thể:

(一)名词 Danh từ như:“牛、书、学生、松树、友谊、现在、昆明”…

(二)动词 Động từ như:“读、修理、访问、认为、喜欢、是、成为、有、能、可以”…

(三)形容词 Tính từ như:“大、新、好、甜、干净、认真、踏实、仔细、伟大”…

(四)状态词 Từ trạng thái như:“通红、雪白、红彤彤、白花花、黑咕隆咚、白不呲咧”…

(五)区别词 Từ khu biệt như:“公、母、雌、雄、男、女、急性、慢性、巨型、微型、国营”…

(六)数词 Số từ như:“一、二、三、四、十、百、千、万、亿、”和“第一、第二”….

(七)量词 Lượng từ như:“个、条、件、双、堆、公尺、公里、公斤、点儿、些、次、天”….

(八)代词 Đại từ như:“ 我、你、他、我们、你们、他们、这、那、这样、谁、什么”…

(九)副词 Phó từ như:“很、更、就、才、也、都、只、不、已经、刚刚、简直”…

(十)介词 Giới từ như:“把、被、往、从、以、向、自从、对于、关于、按照、本着”….

(十一)连词 Liên từ như:“和、并、而、或、不但、而且、虽然、但是、因为、所以”…

(十二)助词 Trợ từ như:“了1、着、过、的、似的、等等”…

(十三)语气词 Từ ngữ khí như:“啊1、吗、吧、呢、了2、罢了”…

(十四)叹词 Thán từ như:“啊2、噢、唉、哦、哼、呸、嗯、啊呀”…
(十五)拟声词 Từ tượng thanh như:“咝、嗞、叮当、当啷啷、叮呤呤呤”…

Sự thiếu hụt trung tâm và định ngữ trong câu tiếng Trung

Khi theo học tiếng trung giao tiếp thì các bạn cần lưu ý điều này, đừng nghĩ dùng như văn nói thì không quan trọng bởi 1 khi thành thói quen, văn viết của bạn cũng sẽ bị nhiễm theo. Việc thiếu hụt trung tâm ngữ là chỉ một bộ phận nào đó trong kết cấu câu vốn cần sử dụng một ngữ chính phụ danh từ, nhưng trên thực tế chỉ xuất hiện bộ phận bổ nghĩa, không xuất hiện trung tâm ngữ, kết quả tạo thành lỗi ngôn ngữ biểu thị ý nghĩa không chuẩn xác, kết cấu không hoàn chỉnh.

Ví dụ 1
为他从前的乡政府的计划生育损宽5000元。
Trong câu tiếng Trung giao tiếp trên sau “计划生育”thiếu mất trung tâm ngữ “工作”. Nếu không bổ sung trung tâm ngữ vào, sẽ thành truyện cười đấy các bạn. Vì thế mà không được bỏ qua nhé, phải sửa lại như sau:
为他从前的乡政府的计划生育工作损宽5000元。

Hoc tieng Trung giao tiep

Những lưu ý khi thiếu hụt vị ngữ trong tiếng Trung

Dù có là tiếng gì đi chăng nữa thì cấu trúc gồm chủ ngữ - vị ngữ là giống nhau. Trong tiếng Trung giao tiếp cái gọi là “thiếu hụt vị ngữ” thông thường không phải là bộ phận vị ngữ của câu không có từ ngữ nào làm vị ngữ của câu không có từ ngữ nào là vị ngữ, mà bộ phận vị ngữ thiếu đi một số vị ngữ quan trọng thậm chí thiếu mất trung tâm của vị ngữ. Hôm nay Trung tâm tieng Trung giao tiep Chinese xin gửi tới các bạn những ví dụ về việc "thiếu hụt vị ngữ" trong câu tiếng Trung:

Ví dụ 1
我为大学生们安于学习而安慰。
Với câu trên thì “为….而安慰” trong bộ phận vị ngữ của câu trên không ổn, trong đó thiếu một từ ngữ trung tâm vị ngữ “感到” câu trên nên sửa lại là:
我为大学生们安于学习而感到安慰。
(Tôi cảm thấy được an ủi vì học sinh yên tâm học hành).

Hoc tieng Trung giao tiep

Saturday, July 11, 2015

Các loại câu đơn trong tiếng Trung giao tiếp

I. Câu trần thuật và câu nghi vấn

A. Chủ ngữ và vị ngữ
- Trong câu tiếng Trung giao tiếp, thành phần trần thuật danh từ là ai hoặc trần thuật cái gì, đó chính là chủ ngữ.
- Thành phần nói rõ chủ ngữ là gì, như thế nào, làm gì là thành phần vị ngữ.
- Trong một câu, nói chung thành phần chủ ngữ đứng trước, thành phần vị ngữ đứng sau.
- Chủ ngữ thường do danh từ, đại từ đảm nhiệm. Vị ngữ thường do động từ, hình dung từ đảm nhiệm.

VD:
(1) 你好。
Nǐ hǎo.
Xin chào.
(2) 武老师教汉语。
Wǔ lǎoshī jiāo hànyǔ.
Thầy Vũ dạy Tiếng Trung.
(3) 大家努力学习。
Dàjiā nǔlì xuéxí.
Mọi người nỗ lực học tập.

Hoc tieng Trung giao tiep

Luyện nói trong tiếng Trung giao tiếp hiệu quả

Luyện nói trong tiếng Trung giao tiếp sao? Quá đơn giản!

 Trước tiên hãy xác định trình độ tiếng Trung của mình đang ở trong giai đoạn nào? Nếu đã qua bước học từ phát âm nguyên âm, âm đơn... rồi thì hãy bắt đầu với những câu giao tiếp thôi. Đầu tiên bạn cần học những câu có chứa ngữ pháp cơ bản nhất, từ dễ đến khó, từ từ thôi nhé không phải vội và học thuộc những câu đó một cách nhuần nhuyễn, hàng ngày luyện nói đi nói lại, nếu bạn đọc to những câu đó ra càng tốt, không thì bạn có thể tìm đến một nơi yên tĩnh nào đó để luyện giọng và phát âm của mình.

Thứ hai, xong bước đầu tiên thì bạn cần tìm một người đối tác để học tiếng Trung giao tiếp tức là bạn áp dụng những câu bạn vừa học xong vào trong thực tế, luôn và ngay, không nên để lâu, tốt nhất là áp dụng ngay khi nó còn đang nóng nhé.

Luyện nói trong tiếng Trung giao tiếp

Luyện nghe trong tiếng Trung giao tiếp cực hiệu quả

Học tiếng Trung giao tiếp không chỉ là học nói mà còn phải học nghe nữa, nghe nhanh, nghe chuẩn sẽ giúp các bạn hiểu rõ, có phản ứng nhanh hơn khi thực hành tiếng Trung giao tiếp. Vì thế hãy cùng tham khảo một vài lời khuyên dưới đây cho kỹ năng nghe của các bạn học tiếng Trung nhé:

Trước tiên hãy chịu khó kiên trì luyện tập các bài học nghe tiếng trung giao tiếp cơ bản cụ thể là nghe phân biệt các phát âm nguyên âm phụ âm —> nghe viết lại cách phát âm từ vựng –> nghe các câu đơn giản–> nghe các bài đàm thoại cơ bản –> nghe nhạc, nghe bài học.  là chú tâm vào học nghiêm túc: nghe, ghi chép và phân biệt cách đọc, cách nói, nghe hiểu còn nghe bị động là nghe nhạc, xem phim hay nghe bản tin... lúc bạn chơi game, làm việc khác vẫn có thể nghe theo kiểu bị động. Tuy nhiên thì để nghe bị động tốt thì phải tìm hiểu trước nội dung, từ vựng như thế lúc nghe sẽ hỗ trợ nhiều hơn, tóm lại là hãy chăm chỉ luyện tập hàng ngày.

Luyện nghe tiếng Trung giao tiếp

Bính âm trong tiếng Trung giao tiếp (p2)

Bài trước chúng ta đã nói chi tiết về nguồn gốc cũng như định nghĩa của bính âm, tuy nhiên thì hôm nay chúng ta sẽ nhắc qua lại 1 lần nhé. Bính âm được sử dụng như một hệ thống chuyển tự Latinh chữ tiếng Trung trong việc dạy và học tiếng Trung giao tiếp tại nước ngoài mà kể cả là Trung Quốc và nó đã trở thành một công cụ hữu ích để học tốt tiếng Trung giao tiếp. Hệ thống ngữ âm của Trung Quốc gồm có 36 nguyên âm (vận mẫu) và gồm 6 nguyên âm đơn, 13 nguyên âm kép, 16 nguyên âm mũi và 1 nguyên âm uốn lưỡi. Bài tiếp theo này chúng ta sẽ nói đến Phụ âm trong tieng Trung giao tiep:

Phụ âm

Hệ thống ngữ âm Trung Quốc có 21 phụ âm (thanh mẫu), trong đó có 18 phụ âm đơn, 3 phụ âm kép, trong phụ âm đơn có một phụ âm uốn lưỡi:

- b: là âm môi môi. Cách phát âm: hai môi dính tự nhiên, sau đó tách ra, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, không bật hơi. Cách phát âm gần giống "p" trong tiếng Việt.
- p: là âm môi môi. Cách phát âm: hai môi dính tự nhiên, sau đó tách ra, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, có bật hơi. Trong tiếng Việt không có âm tương tự. Cách phát âm nhẹ hơn âm p nhưng nặng hơn âm b của tiếng Việt

Hoc tieng Trung giao tiep