Ngữ điệu trong học tiếng Trung giao tiếp chính là sự thay đổi ngữ âm, có thể dùng để bổ sung sự bày tỏ tư tưởng, tình cảm và thái độ của người nói. Nói chung, ngữ điệu chủ yếu bao gồm trọng âm, tiết tấu và nhịp điệu của câu, khi bạn nói với ngữ điệu chuẩn thì thực hành tiếng Trung giao tiếp mới hiệu quả được.
1.Trọng âm
Xét về ý nghĩa và hiệu quả diễn đạt, trong một câu luôn có từ quan trọng, có từ không quan trọng lắm. vì vậy, khi nói mọi người thường không sử dụng lực đều cho từng từ. Mọi người luôn cho rằng, nội dung quan trọng thể hiện nổi bậc thì đó chính là trọng âm. Trong tieng Trung giao tiep thường cấu tạo trọng âm bằng cách tăng độ dài của âm, âm lượng và nâng cao âm điệu của từ. Từ không quan trọng không cần nhấn mạnh, và thường chịu sự chi phối của trọng âm, cho nên xảy ra hiện tượng “nhẹ hóa”, có khi nói không rõ, thậm chí nói thành thanh nhẹ như đã nói. Yêu cầu hết sức lưư ý đối với người học tiếng Hoa là không được đọc nặng từ không cần đọc nặng.
Một câu không thể hiện rõ trọng âm thường dẫn đến hiểu nhầm hoặc khiến người ta cảm thấy khó hiểu:
Ví dụ:我自我介绍一下儿∶ “我是西班牙人”
Nếu các từ dùng lực như nhau, như thế nghe rất lủng củng, thậm chí có người còn cho rằng người nói rằng họ không phải là người Tây Ban Nha hoặc “thứ” của nước khác, mà là “người”. Cách nói chính xác của “ 谁不知道你是人呢?” là:
(‘ biểu thị trọng âm, “ biểu thị trọng âm đặc biệt)
A。我是‘西班“牙人。
B。我是‘法国人。
C.我是‘越南人。
D.我是‘德国人。
2. Tiết tấu:
Nội dung của tiết tấu khá phong phú, tính chất của tiết tấu cũng rất phức tạp. Nhưng đối với khẩu ngữ trong tiếng phổ thông, tiết tấu chủ yếu thể hiện tốc độ nói, điểm dừng và điểm kéo dài.
a/Tốc độ nói
Tốc độ nói nhanh chậm của câu gọi là tốc độ nói.
=〉Khi tâm trạng của mọi người trong trạng thái hưng phấn như báo tin vui hoặc tin khẩn, tốc độ nói thường rất nhanh.
Ví dụ:
E.我得了一百分!
F.救命!
=〉Khi thể hiện tâm trạng buồn rầu hoặc báo tin xấu, tốc độ nói thường hơi chậm. Ví dụ:
G.真不知道该怎么办。
H.他腿摔伤了。
=〉Khi bình tĩnh trình bày và thảo luận vấn đề, tốc độ nói bình thường. Ví dụ:
I.我参加了汉语水平考试
J.我认为应该换一种法
Ngoài ra sự nhanh hay chậm của tốc độ nói không chỉ có thể là cả câu, cũng có thể là một phần của câu. Ví dụ:
K.当他发现有危险,立刻飞样他冲了出去.
b/Điểm ngừng và điểm kéo dà
Đó chính là điểm ngừng hoặc kéo dài giữa các từ trong câu. Ngừng và kéo dài thường có thể chia thành ngừng và kéo dài về ngữ pháp, ngừng và kéo dài để nhấn mạnh.
(1) Ngừng và kéo dài về ngữ pháp
Mục đích là để bao quát kết cấu ngữ pháp của cả câu. Nó có vai trò làm rõ mối quan hệ giữa các thành phần trong câu, để mọi người dễ hiểu hơn. Tiêu chí thể hiện rõ nhất trong văn viết của điểm ngừng hoặc điểm kéo dài chính là dấu kí hiệu. Thời gian ngừng hoặc kéo dài cũng tương ứng với dấu ký hiệu. Nói chung dấu tỉnh lược (..........) dài nhất, sau đó là dấu cảm thán (!)/ dấu hỏi (?) dấu chấm câu (.), dấu chấm phẩy (;)/ dấu hai chấm (:), dấu phẩy (,)/ dấu ngừng (, ). Còn dấu gạch ngang (-) khá linh hoạt, mức độ ngừng hoặc kéo dài phụ thuộc vào mức độ quan trọng về ý nghĩa của đơn vị ngũ pháp này. Ví dụ:
L.这里有西种颜色,黄,黑。。。
M.他说:“我不喜欢这个问题,让我们说点别的吧!”
(2) Ngừng ngắt hoặc kéo dài để nhấn mạnh
Để nhấn mạnh một sự vật, làm nổi bật một ý nghĩa hoặc tình cảm nào đó, trứơc hoặc sau nó trong văn viết không thể đánh dấu để thể hiện sự ngừng ngắt hoặc kéo dài, hoặc trong văn viết có đánh dấu để thể hiện sự ngừng ngắt hoặc kéo dài tương đối dài, đó chính là hiện tượng ngừng ngắt hoặc kéo dài để nhấn mạnh.
N.我汉语说的|像中国人那么好。
O.他发现|自己错了。
Khi vận dụng sự ngừng ngắt hoặc kéo dài để nhấn mạnh cũng cần chú ý đến mối quan hệ ngữ pháp. Giữa các thành phần ngữ pháp và trong thành phần ngữ pháp có thể thể hiện sự ngừng ngắt hoặc kéo dài. Đa số hư từ cũng phải nói giống như những từ trước hoặc sau jnó. Nói chung sự ngừng ngắt hoặc kéo dài thể hiện trong hai câu dưới đây là sai:
这时|侯我常常听音乐。
曲还是|不去?
Chúc các bạn hoc tieng Trung giao tiep hiệu quả!
No comments:
Post a Comment