Chào Anh chị , các bài tieng hoa giao tiep van phong trước mà mình share cho những các bạn từ bên trung tam tieng trung những mọi người đã hiểu hết chưa nhỉ? Ngày hôm nay mình tiếp tục chia sẻ cho các bạn một phần ngữ pháp rất rất quan yếu đối với người hoc tieng trung đấy nhé. Bài học Ngày hôm nay chúng ta cùng nhau học về bổ ngữ xu hướng và loại bổ ngữ này tương đối phức tạp, dùng nhiều trong đời sống hằng ngày của người Trung Hoa đấy nhé. Hy vọng bài viết bên trung tâm tiếng trun g bên mình sẽ hữu ích cho các 汉语迷! ! !
Tác dụng: Bổ ngữ cho động từ về xu hướng của động tác.
Bổ ngữ xu hướng chia làm 2 loại: BỔ NGỮ XU HƯỚNG ĐƠN và BỔ NGỮ XU HƯỚNG KÉP.
I, BỔ NGỮ XU HƯỚNG ĐƠN
✓ Động từ 来hoặc去 thường dùng ở sau động từ khác biểu thị xu hướng của động tác
✓ Nếu động tác tiến hành hướng về phía người nói (hoặc đối tượng trần thuật) thì dùng 来, nếu động tác tiến hành hướng về phía ngược lại thì dùng 去.
SỬ DỤNG: ta chia làm 3 loại như sau:
+ CÂU KHÔNG MANG TÂN NGỮ:
Cấu trúc:
Thể khẳng định: Chủ ngữ+động từ + 来/去
Ví dụ:
# 他刚从上海回来。(vì hành động hướng về phía người nói nên dùng 来, cũng có thể dùng 去trong câu này thay cho 来 nếu hành động KHÔNG hướng về phía người nói, có xu hướng tách xa người nói)
/Tā gāng cóng shànghǎi huílái/
Anh ấy vừa từ Thượng Hải trở về.
# 老师在楼上等着你啦,你赶快上去吧。(Vì hành động có xu hướng tách rời khỏi phía người nói nên dùng 去, cũng có thể dùng 来 nếu hành động hướng về phía người nói, tức là người nói ĐANG Ở TRÊN LẦU rồi)
/Lǎoshī zài lóu shàng děngzhe nǐ la, nǐ gǎnkuài shàngqù ba/
Thầy giáo đang chờ cậu ở trên lầu đó, mau lên đó đi.
Thể nghi vấn Chủ ngữ + động từ +来/去+了吗/了没(有)
Chủ ngữ + động từ +lái/qùle ma +/le méi (yǒu)
Ví dụ:
# 他回来了吗/了没(有)
Tā huíláile ma/le méi (yǒu)
Anh ấy đã về chưa?
Học tiếng trung qua bổ ngữ xu hướng (p1)
Học tiếng trung qua bổ ngữ xu hướng (p1)
+ CÂU MANG TÂN NGỮ: CHIA 2 LOẠI: TÂN NGỮ CHỈ NƠI CHỐN VÀ TÂN NGỮ KHÁC.
1, TÂN NGỮ CHỈ NƠI CHỐN:
CẤU TRÚC:
Thể khẳng định: Chủ ngữ+động từ+ tân ngữ+ 来/去。
Chủ ngữ+động từ+ tân ngữ+ lái/qù
Ví dụ:
# 他回家去了. (chủ thể của hành động KHÔNG hướng về phía người nói, có xu hướng dời xa người nói nên phải dùng 去)
/Tā huí jiā qùle/
Anh ấy về nhà rồi.
# 外边下大雨了,快进屋里来吧。( do người nói đang ở trong phòng rồi nên phải dùng 来, cũng có thể dùng 去 chỉ người nói cũng đang ở bên ngoài)
/Wàibian xià dàyǔle, kuài jìn wū li lái ba/
Ngoài kia mưa to quá, mau vào trong phòng đi.
CHÚ Ý: Loại câu có tân ngữ biểu thị nơi chốn này KHÔNG THỂ CÓ TRỢ TỪ ĐỘNG THÁI 了, CHỈ có thể dùng TRỢ TỪ NGỮ KHÍ 了
2, TÂN NGỮ CHỈ SỰ VẬT: ta có thể đặt tân ngữ đó ở giữa bổ ngữ (来/去) và động từ, hoặc có thể đặt sau bổ ngữ(来/去)
Ví dụ:
# 他的女友病,他要带一些水果去看看她。
/Tā de nǚyǒu bìng, tā yào dài yīxiē shuǐguǒ qù kàn kàn tā/
Bạn gái anh ấy bị ốm rồi, anh ấy mang một ít hoa quả đến thăm cô ấy.
# 他给麦克带来了一封信。
Tā gěi màikè dài láile yī fēng xìn.
Anh ấy mang cho Mike một bức thư.
Trung tâm Tiếng Trung giao tiếp - Học tiếng Trung giao tiếp uy tín và chất lượng tại Hà Nội
Saturday, June 25, 2016
Học tiếng Trung Hoa qua bổ ngữ xu hướng (p1)
phương pháp biểu đạt giới thiệu bằng tiếng Trung Hoa thường gặp nhất
这位是谁呀? 你也不给我们介绍一下。
zhè wèi shì shéi yā ? nǐ yě bù gèi wǒ men jiè shào yí xià .
Loại câu này thường dùng để yêu cầu , đề nghị người khác giới thiệu cho mình.
比如 : 小张,上次和你一起走路的姑娘是谁呀?你也不给我们介绍一下?
bǐ rú : xiǎo zhāng , shàng cì hé nǐ yì qǐ zǒu lù de gū niang shì shéi yā ? nǐ yě bù géi wǒ men jiè shào yí xià ?
Ví dụ như : Tiểu Trương , Cô gái lần trước đi bộ cùng bạn là ai vậy? Bạn cũng không giới thiệu cho chúng tôi biết 1 chút?
来,认识一下,这(位)是。。。
Lái , rèn shì yí xià , zhè ( wèi ) shì …
Loại câu này thường dùng trong trường hợp giới thiệu 2 bên không quen biết cho nhau.Thường dùng nhiều ở những trường hợp trang trọng. Người được giới thiệu và người giới thiệu thường có quan hệ khá thân.
比如 : 来,认识一下,这位是我的女朋友秋水,这位是我的同学张平。
bǐ rú : lái , rèn shì yí xià , zhè wèi shì wǒ de nǔ péng yòu Qiū Shuǐ , zhè wèi shì wǒ de tóng xué Zhāng Píng .
ví dụ : Nào , giới thiệu 1 chút , Đây là Thu Thuỷ người yêu của tôi còn đây là Trương Bình bạn học của anh.
我叫。。。,在。。。工作,。。。
wǒ jiào … zài …. gōng zuò ….
Với loại câu này thường dùng để tự giới thiệu bản thân.
比如: 我叫黄秋水 ,在河内大学学汉语。
bǐ rú : wǒ jiào Huáng Qiū Shuǐ , zài hé nèi dà xué xué hàn yǔ
Cách biểu đạt giới thiệu bằng tiếng Trung thường gặp nhất
Cách biểu đạt giới thiệu bằng tiếng Trung thường gặp nhất
Tôi tên là Hoàng Thu Thuỷ , học tiếng Hán tại trường Đại học Hà Nội.
我来做一下自我介绍。。。/ 我来自报家门吧。。。
wǒ lái zuò yí xià zì wǒ jiè shào …./ wǒ lái zì bào jiā mén ba …
Hai cách nói này cũng dùng để tự giới thiệu bản thân , dùng trong trường hợp trang trọng.
比如 : 认识大家很高兴,首先我来做一下自我介绍,我叫黄秋水,是新来的小学生
bǐ rú : rèn shi dà jiā hěn gāo xìng , shǒu xiān wǒ lái zuò yí xià zì wǒ jiè shào , wǒ jiào Huáng Qiū Shuǐ , shì xīn lái de xué shēng .
Rất vui khi được làm quen với mọi người , đầu tiên tôi xin tự giới thiệu , tôi tên Hoàng Thu Thuỷ là học sinh mới đến.
我来介绍一下,这位是。。。。,这位是。。。
wǒ lái jiè shào yí xià , zhè wèi shì … , zhè wèi shì …
Dùng trong trường hợp trang trọng , giới thiệu 2 người xa lạ với nhau.
如 : 我来介绍一下, 这位是王教授,这位是我们的校长张平
rú : wǒ lái jiè shào yí xià , zhè wèi shì Wáng jiào shòu , zhè wèi shì wǒ men de xiào zhǎng Zhāng Píng .
Tôi xin giới thiệu 1 chút , Vị này là giáo sư Vương , còn vị này là Hiệu trưởng của chúng tôi Trương Bình.
请允许我来为大家介绍一下。。。
Qǐng yún xǔ wǒ lái wèi dà jiā jiè shào yí xià …
Dùng trong trường hợp trang trọng , người được giới thiệu thường là người có đại vị cao , có sức ảnh hưởng tới mọi người.
如 : 请允许我来为大家介绍一下,这位是我国著名的数学家吴宝珠先生
Qǐng yún xǔ wǒ lái wèi dà jiā jiè shào yí xià , zhè wèi shì wǒ guó zhǔ míng de shù xué jiā Wú Bǎo Zhū xiān sheng .
Cho phép tôi xin được giới thiệu với mọi người 1 chút , Vị này là nhà toán học nổi tiếng của nước tôi Ngô Bảo Châu tiên sinh.
học cách giới thiệu bằng tiếng Trung
học cách giới thiệu bằng tiếng Trung
能不能给我引见一下。。。
Néng bù néng gěi wǒ yǐn jiàn yí xià …
Dùng để đề nghị , yêu cầu , mong muốn người khác có thể giới thiệu cho mình quen biết với người kia. Những người được giới thiệu thường địa vị khá cao.
如 :王老师,我很想结识李教授,想当面请教他几个问题,您能不能给我引见一下?
rú : Wáng lǎo shī , wǒ hěn xiǎng jié shí Lǐ jiào shòu , xiǎng dāng miàn qǐng jiào tā jǐ ge wèn tí , nín néng bù néng gěi wǒ yǐn jiàn yí xià .
Thầy giáo Vương , em rất muốn được kết giao với giáo sư Lý , muốn gặp mặt nhờ thầy chỉ bảo vài vấn đề , Thầy có thể giới thiệu gặp mặt giúp em được không?
你是。。。?
nǐ shì …?
Thường dùng câu này để nhắc nhở người khác tự giới thiệu về mình. Và nguoif được nhắc nhở sẽ tự giới thiệu mình.
如:A : 请问,张平老师在吗?
B : 我就是张平,请问您是。。。
rú : A : qǐng wèn , Zhāng Píng lǎo shī zài ma ?
B : wǒ jiù shì Zhāng Píng , qǐng wèn nín shì ….?
A : Cho hỏi , Thầy Trương Bình có ở đây không ạ ?
B : Tôi chính là Trương Bình , cho hỏi bạn là….
CHÌA KHOÁ GIÚP mọi người VIẾT CHỮ HÁN hiệu quả nhất
1. Viết từ trên xuống dưới , từ trái qua phải
Theo quy tắc chung của các ngôn ngữ hình tượng, các nét được viết từ trên xuống dưới và từ trái qua phải. Chẳng hạn, chữ nhất được viết là một đường nằm ngang: 一 Chữ này có 1 nét được viết từ trái qua phải.
Chữ nhị có 2 nét: 二. Trong trường hợp này, cả 2 nét được viết từ trái qua phải nhưng nét nằm trên được viết trước. Chữ tam có 3 nét: 三. Mỗi nét được viết từ trái qua phải, bắt đầu từ nét trên cùng.
Quy tắc này cũng áp dụng cho trật tự các thành phần. Chẳng hạn, chữ 校 có thể được chia thành 2 phần. Phần bên trái (木) được viết trước phần bên phải (交). Có vài trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc này, chủ yếu xảy ra khi phần bền phải của một chữ có nét đóng nằm dưới (xem bên dưới).
Khi có phần nằm trên và phần nằm dưới thì phần nằm trên được viết trước rồi mới đến phần nằm dưới, như trong chữ 品 và chữ 星.
2. Nét ngang viết trước , nét dọc viết sau
Khi có nét ngang và nét sổ dọc giao nhau thì các nét ngang thường được viết trước rồi đến các nét sổ dọc. Như chữ thập (十) có 2 nét. Nét ngang一 được viết trước tiên, theo sau là nét sổ dọc十.
CHÌA KHOÁ GIÚP BẠN VIẾT CHỮ HÁN HIỆU QUẢ NHẤT
3. Nét sổ thẳng viết sau cùng , nét xuyên ngang viết sau cùng
Các nét sổ dọc xuyên qua nhiều nét khác thường được viết sau cùng, như trong chữ 聿 và chữ弗.
Các nét ngang xuyên qua nhiều nét khác cũng thường được viết sau cùng, như trong chữ 毋 và chữ 舟.
viet chu han
4. Nét phẩy ( hay còn gọi là xiên trái ) viết trước , nét mắc viết sau ( xiên phải )
Các nét xiên trái (丿) được viết trước các nét xiên phải (乀) trong trường hợp chúng giao nhau, như trong chữ 文.
Chú ý quy tắc trên áp dụng cho các nét xiên đối xứng; còn đối với các nét xiên không đối xứng, như trong chữ 戈, thì nét xiên phải có thể được viết trước nét xiên trái, dựa theo quy tắc khác.
5. Viết các phần ở giữa trước rồi viết các chữ đối xứng về chiều dọc sau
Khi viết chữ Hán Ở các chữ đối xứng theo chiều dọc, các phần ở giữa được viết trước các phần bên trái hoặc bên phải. Các phần bên trái được viết trước các phần bên phải, như trong chữ 兜và chữ 承.
quy tac viet chu Han
6. Viết các phần bao quanh bên ngoài trước rồi viết nội dung bên trong sau
Các phần bao quanh bên ngoài được viết trước các phần nằm bên trong; các nét dưới cùng trong phần bao quanh được viết sau cùng nếu có, như trong chữ 日 và chữ 口. Các phần bao quanh cũng có thể không có nét đáy, như trong chữ 同 và chữ 月.
7. Viết nét sổ dọc bên trái trước các nét bao quanh
Các nét sổ dọc bên trái được viết trước các nét bao quanh bên ngoài. Trong hai ví dụ sau đây, nét dọc nằm bên trái () được viết trước tiên, theo sau là đường nằm phía trên cùng rồi đến đường nằm bên phải (┐) (hai đường này được viết thành 1 nét): chữ 日 và chữ 口.
hoc viet chu han
8. Viết nét bao quanh ở đáy cùng của chữ
Các thành phần bao quanh nằm dưới đáy của chữ thường được viết sau cùng, như trong các chữ: 道, 建, 凶.
9. Viết các nét chấm nhỏ sau cùng
Các nét nhỏ thường được viết sau cùng, như nét chấm nhỏ trong các chữ sau đây: 玉, 求, 朮.
Và giờ đối với những bạn mới học tiếng Trung , đang vò đầu bứt tóc vật lộn với những con chữ giun rắn có còn cảm thấy khó khăn để viết và nhớ từ nữa không? Chỉ cần nắm chắc những quy tắc thì bạn có thể chuyển lên cấplàm sao để viết chữ Hán đẹp được rồi đấy
vốn từ vựng tiếng Trung về thời tiết
Chào các 汉语迷. những mọi người thấy thời tiết dạo gần đây ra sao nhỉ? Nếu giờ có các bạn Trung Hoa hỏi các bạn thời tiết Việt Nam hiện nay như thế nào liệu các bạn đã biết nói chưa? Ngày hôm nay mình xin được liệt kê một số tieng hoa giao tiep van phong về thời tiết, hy vọng sẽ có ích với các bạn dù các bạn là người tự học tiếng Trung hay học ở những trung tâm tiếng Trung Quốc .
热
rè nóng
冷
lěng lạnh
打雷
dǎléi sấm
干燥
gānzào khô
小雨
xiǎoyǔ mưa phùn
中雨
zhōng yǔ mưa vừa
大雨
dàyǔ mưa to
暴雨
bàoyǔ mưa xối xả
晴
qíng trời quang
闷
mèn oi bức
闪电
shǎndiàn chớp
浮尘
fúchén bụi
雷阵雨
léizhènyǔ mưa rào có sấm chớp
扬沙
yáng shā cát bay
刮风
guā fēng gió thổi
凉快
liángkuai mát mẻ
多云
duōyún nhiều mây
潮湿
cháoshī ẩm ướt
暴风雪
bàofēngxuě bão tuyết
沙尘暴
shāchénbào bão cát
冰雹
bīngbáo mưa đá
tiếng Trung Quốc giao tiếp căn bản :Truyện cười – 笑话
Hôm nay một vài bạn hãy cũng tiếng hoa giao tiếp cơ bản tại Chinese thư giãn qua mẩu truyện cười nhé. Ad tin rằng nó sẽ giúp đầu óc mọi người thảnh thơi sau các giờ học hay làm việc căng thẳng đấy nhé!
学生:“不知道!”
英文女教师:“看我鼻子的两边是什么?”
学生:“是雀斑!”
/Yīngwén nǚ jiàoshī:“Eye, shì shénme dōngxī?”
Xuéshēng:“Bù zhīdào!”
Yīngwén nǚ jiàoshī:“Kàn wǒ bízi de liǎngbiān shì shénme?”
Xuéshēng:“Shì quèbān!”/
Cô giáo tiếng Anh: “Eye là gì?”
Học sinh: “Dạ, không biết ạ!”
Cô giáo tiếng Anh: “Nhìn xem hai bên mũi cô là gì nào?”
Học sinh: “ Dạ, là tàn nhang ạ!”
老师:“什么叫‘调虎离山’?”
学生:“譬如考试的时候,校长忽然把老师从教室叫了出去,这就叫做‘调虎离山’。”
Lǎoshī:“Shénme jiào ‘diàohǔlíshān’?”
Xuéshēng:“Pìrú kǎoshì de shíhòu, xiàozhǎng hūrán bǎ lǎoshī cóng jiàoshì jiàole chūqù, zhè jiù jiàozuò ‘diàohǔlíshān’.”
Cô giáo: “Thế nào là ‘điệu hổ li sơn’?”
Học sinh: “ Ví dụ trong giờ kiểm tra, thầy hiệu trưởng đột nhiên gọi cô giáo ra ngoài, đó chính là ‘điệu hổ li sơn’ ạ.”
truyện cười - 笑话
truyện cười – 笑话
老师:“没有牙齿的动物,你们知道吗?”
有一个学生忙问:“人是动物不是?”
老师:“是。”
那学生说:“我邻居家的王老太太,就是没有牙齿的动物。”
Lǎoshī:“Méiyǒu yáchǐ de dòngwù, nǐmen zhīdào ma?”
Yǒu yīgè xuéshēng máng wèn:“Rén shì dòngwù bùshì?”
Lǎoshī:“Shì.”
Nà xuéshēng shuō:“Wǒ línjū jiā de wáng lǎo tàitài, jiùshì méiyǒu yáchǐ de dòngwù.”
Cô giáo: “Các em có biết động vật không có răng không?”
Một học sinh vội hỏi: “ Người cũng là động vật đúng không cô?”
Cô giáo: “ Đúng vậy.”
Học sinh đó nói: “ Bà Vương hàng xóm nhà em chính là động vật không có răng ạ.”
truyện cười - 笑话
truyện cười – 笑话
语文老师看完一个学生的作文后,对他说:“看着你的作文,怎么老让人打瞌睡呢?”
他眨巴着眼睛说:“那是我一边打着哈欠,一边写的呀!”
Yǔwén lǎoshī kàn wán yīgè xuéshēng de zuòwén hòu, duì tā shuō:“Kànzhe nǐ de zuòwén, zěnme lǎo ràng rén dǎ kēshuì ne?”
Tā zhǎ bā zhuó yǎnjīng shuō:“Nà shì wǒ yībiān dǎzhe hāqian, yībiān xiě de ya!”
Cô giáo ngữ văn sau khi xem xong bài tập làm văn của một học sinh nói: “ Lúc nào đọc văn của em cũng khiến người ta buồn ngủ vậy?”
Cậu ta chớp chớp mắt nói: “ Đó là tại vì em vừa ngáp ngủ vừa viết ạ!”
Cấu trúc ngữ pháp tiếng Trung Hoa căn bản (P7)
Việc nắm rõ ngữ pháp tiếng Hoa cơ bản là một điều rất quan trọng nếu bạn muốn học tốt tiếng Hoa căn bản .
Trong một vài bài tiếng hoa giao tiếp cơ bản trước chúng ta đã làm quen với cấu trúc ngữ pháp tiếng Trung của câu trần thuật. Ngày hôm nay , hãy cùng làm quen với câu hỏi nghi vấn nhé
Câu hỏi dùng trợ từ nghi vấn “吗”
– Đặt “吗” ở phía của một câu trần thuật là bạn có thể tạo thành một câu hỏi.
VD:
– 你吃饭。 -> 你吃饭吗?
/Nǐ chīfàn./ -> /Nǐ chīfàn ma?/
Bạn ăn cơm. -> Bạn ăn cơm không?
– Loại câu này vị ngữ có thể ở dạng khẳng định hoặc dạng phủ định. Tuy nhiên dạng khẳng định thường nhiều hơn.
– Lúc dùng loại câu hỏi này, người hỏi thường cho rằng việc được hỏi đến có thể đúng hoặc có khả năng thành sự thực. Tuy nhiên có lúc cũng biểu thị chưa nắm chắc về một việc nào đó.
– Để trả lời cho câu hỏi có/ không sử dụng trợ từ nghi vấn “吗”:
Khẳng định: 是的、对、对了、嗯
Phủ định: 不、没有
ngu phap tieng trung
ngu phap tieng trung
Câu hỏi dùng “好吗、行(成)吗、对吗、可以吗”
– Có lúc người nói đưa ra ý kiến, yêu cầu hoặc phỏng đoán của mình, sau đó muốn hỏi thêm ý kiến của đối phương, lúc này ta sẽ dùng loại câu hỏi có/không này.
VD:
– 你喜欢红色,对吗?
/Nǐ xǐhuān hóngsè, duì ma?/
Bạn thích màu đỏ, đúng không?
– 对。
/Duì/
Đúng rồi.
– Để trả lời cho câu hỏi có/ không sử dụng trợ từ nghi vấn “好吗、行(成)吗、对吗、可以吗”:
Khẳng định: 好/好吧、对、行/成、可以
Phủ định: 不、不对、不行(不成)
– Câu sử dụng “可以吗” khi trả lời phủ định cũng dùng “不行/不成”, ít dùng “不可以”.
ngu phap tieng trung
ngu phap tieng trung
Câu hỏi dùng trợ từ ngữ khí “吧”
– Khi người nói đưa ra một phỏng đoán về một sự việc hay tình huống nào đó nhưng không hoàn toàn nắm chắc, có thể để thêm trợ từ ngữ khí “吧” ở cuối câu để tạo câu hỏi dạng có/không. Loại câu này thường có ý thăm dò, dò hỏi.
VD:
–这本书好吧?
Câu hỏi sử dụng ngữ điệu biểu thị sự nghi vấn
– Một câu trần thuật chỉ cần mang ngữ điệu nghi vấn, cùng với kéo cao âm điều cuối là có thể trợ thành câu hỏi.
– Thường dùng trong khẩu ngữ.
5 mẹo giúp nói tiếng Trung Hoa trôi chảy
Học ngôn ngữ là để giao tiếp. khả năng tiếng hoa giao tiếp cơ bản trôi chảy là ưu tiên hàng đầu cho những người có ý định sử dụng tiếng Trung Quốc như một phương tiên để làm việc, giao tiếp, không những thế đây cũng là một khả năng khó. Hãy cùng tham khảo 5 mẹo giúp nói tiếng Trung trôi chảy nhé.
1.Lắng nghe
Bạn phải nghe tiếng Trung thì mới có thể học giỏi nói tiếng Trung được. Bạn phải tập nghe hàng ngày để làm quen cũng như chỉnh sửa kỹ năng phát âm của mình.
Hãy lắng nghe bằng tai thay vì bằng mắt. Hiện tại, việc học tiếng Trung trên trường lớp chính quy thường đặt nặng việc đọc trên sách vở thay cho luyện kỹ năng nghe nói. Vì vậy bạn phải từ luyện nghe qua các chương trình phim ảnh của Trung Quốc.
2. Học các cụm từ thay cho các từ đơn lẻ.
Đừng bao giờ chỉ học những từ đơn lẻ. Khi mới bắt đầu làm quen từ mới, bạn có thể tìm hiểu theo từng từ đơn lẻ thế nhưng khi học hãy học theo cụm từ, đặt từ mới đó trong hoàn cảnh câu hoàn chỉnh.
Làm như thế, kỹ năng nói và ngữ pháp nói của bạn sẽ được cải thiện lên rất nhiều vì bạn không phải nghĩ nhiều về cách ghép các từ vào câu sao cho đúng ngữ pháp nữa, mà thay vào đó, bạn chỉ cần “nhớ” những gì mình đã học thôi.
3. Sử dụng những tài liệu tiếng Trung trong đời thực
Sử dụng các tạp chí, bài báo, sách truyện, phim ảnh hay các chương trình trình hình tiếng Trung thay cho các giáo trình tiếng Trung thông thường.
noi tieng trung
noi tieng trung
Để học được tiếng Trung thực sự, bạn phải làm quen với cách sử dụng tiếng Trung của người bản xứ. Đừng quá tập trung vào các giáo trình cơ bản vì tiếng Trung trong đó thường mang tính quy phạm, văn vẻ. Hãy tìm hiểu cách người bản xứ nói tiếng Trung. Đó mới là tiếng Trung được sử dụng trong thực tế đời sống.
4. Lắng nghe và trả lời, thay vì lắng nghe và lặp lại.
Đừng học như một con vẹt!(:() Đứng chỉ đơn thuần nghe rồi lặp lại những gì mình đã nghe được. Hãy tập nói tiếng Trung qua việc trả lời các câu hỏi. Khi được hỏi đến, đừng ngại ngùng, hãy trả lời. Như thế, bạn sẽ luyện được cách tư duy bằng tiếng Trung. Việc luyện tập sẽ thành công khi bạn có thể trả lời nhanh, ngay lập tức mà không cần đến thời gian suy nghĩ quá nhiều.
5. Tìm người cùng luyện nói tiếng Trung
noi tieng trung
noi tieng trung
Việc giao tiếp với người thực sẽ tốt hơn việc tự học và giao tiếp với tài liệu rất nhiều. Chỉ 30 phút luyện nói tiếng Trung với người khác còn có tác dụng hơn cả buổi tự nói một mình.